Chiều 9.11,ìsaocótrườngnghềtuyểnsinhtốtcótrườngkhôngđủchỉtiêbệnh trào ngược dạ dày tại Trường CĐ Kinh tế TP.HCM đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng hiệu trưởng các trường CĐ, trung cấp trên địa bàn thành phố năm 2023. Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch Hội đồng hiệu trưởng tham dự và chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức nhận định: "Giáo dục nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tại TP.HCM, có 376 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với hàng trăm ngàn người tốt nghiệp các trình độ hàng năm, đã giúp cho TP.HCM là địa phương có tỷ lệ trường nghề và tỷ lệ người lao động qua đào tạo cao so với các địa phương khác trên cả nước".
Theo ông Đức, thời gian qua diễn ra thực trạng có những trường CĐ, trung cấp uy tín tuyển sinh không hề khó, người học tốt nghiệp có việc làm ngay nhưng cũng có không ít trường tuyển không đủ chỉ tiêu.
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một phần do ảnh hưởng từ chính sách mở trong tuyển sinh trình độ ĐH và một phần xuất phát từ chính uy tín của từng trường, khi chất lượng đào tạo, điều kiện học tập chưa đảm bảo hoặc chưa thu hút người học.
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ sở vật chất xuống cấp, phương tiện kỹ thuật dạy học lạc hậu, diện tích đất nhỏ, không đảm bảo diện tích tối thiểu theo quy định…", ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng hiệu trưởng, nhận định.
Tuy nhiên, theo ông Thinh, riêng kết quả tuyển sinh ở các nghề đào tạo ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể kết quả tuyển sinh nhiều năm gần đây. Điều đó phản ánh phần nào xu hướng chọn nghề của người học, muốn học nghề nhanh, sớm tham gia thị trường lao động.
Để giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của thành phố phát triển, ông Lê Văn Thinh lưu ý, công tác truyền thông, hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp phải được đẩy mạnh trong năm 2024. Các trường có trách nhiệm cung cấp thông tin về người học sau tốt nghiệp (số lượng cụ thể ở từng nghề, từng trình độ đào tạo) theo hướng dẫn của Sở LĐ-TB-XH TP.HCM để tạo lập cơ sở dữ liệu lĩnh vực về cung lao động đã qua đào tạo nghề.
“Bên cạnh đó, thiết lập các cơ chế phối hợp, gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong từng nhóm ngành để kịp thời cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, xã hội”, ông Thinh nhấn mạnh.
Phó chủ tịch Dương Anh Đức đồng thời bày tỏ mong muốn 8 tiểu ban của Hội đồng hiệu trưởng phải có kế hoạch làm việc chặt chẽ để tìm ra hạn chế, phát huy điểm mạnh của giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM, từ đó đưa ra các đề xuất.
"Tuy nhiên, đầu tiên các trường phải nỗ lực chuẩn hóa chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, phát huy những ngành mũi nhọn tạo nên thương hiệu. Đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Ngoài việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, các trường cũng có thể hợp tác, thuê mướn để tối ưu hóa hoạt động tài chính của mình", ông Dương Anh Đức chia sẻ.
Hội đồng hiệu trưởng các trường CĐ, trung cấp được thành lập năm 2021, gồm 8 tiểu ban phụ trách: nhóm ngành vận tải-kho bãi-logistics, du lịch-nhà hàng-khách sạn, cơ khí-tự động hóa, công nghệ thông tin-truyền thông, y tế-chăm sóc sắc đẹp-thời trang, tài chính-tín dụng-ngân hàng, xây dựng-đô thị-môi trường, văn hóa-nghệ thuật-xã hội và nhân văn.
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM làm Chủ tịch Hội đồng; ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH làm Phó chủ tịch thường trực hội đồng và ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ làm Phó chủ tịch hội đồng.
Hội đồng hiệu trưởng đề ra các công tác trọng tâm trong năm 2024 gồm: truyền thông, hướng nghiệp giáo dục nghề nghiệp; dự báo nhu cầu nhân lực, kết nối cung-cầu lao động: nâng cao chất lượng sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp, đào tạo cho các đối tượng chính sách…