Iphone 11 Pro

Năm El NinoHiện tượng này được cơ quan khí tải tft

【tải tft】Những kỷ lục, hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023

Năm El Nino

Hiện tượng này được cơ quan khí tượng Việt Nam thông báo chính thức xuất hiện vào ngày 13.6 khi căn cứ trên bộ số liệu quan trắc nhiệt độ nước biển dọc theo vùng xích đạo ở phía đông và vùng trung tâm Thái Bình Dương.

Những kỷ lục,ữngkỷlụchiệntượngthờitiếtcựcđoantrongnă<strong>tải tft</strong> hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023- Ảnh 1.

El Nino đã gây hạn hán ở nhiều nơi trên cả nước ngay đầu mùa hè năm 2023

NGÔ TRẦN

Trong điều kiện El Nino, khí hậu Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt khi xuất hiện các cơn bão, áp thấp nhiệt đới; nhiệt độ trung bình các tháng cao hơn bình thường, nắng nóng nhiều hơn và gay gắt hơn, rét đến muộn và số ngày rét ít hơn trung bình nhiều năm.

Đặc biệt, El Nino gây thiếu hụt lượng mưa trong hầu hết các vùng trong cả nước, tình trạng hạn hán liên tục xảy ra hồi giữa năm 2023 dẫn đến cơn khủng hoảng về thiếu điện ở miền Bắc và Bắc Trung bộ.

Dự báo, El Nino tiếp tục duy trì với xác suất trên 90% trong 3 tháng đầu năm 2024, với xác suất 60 - 65% từ tháng 3 - 6.2024.

Xem nhanh 12h ngày 29.12: Thời tiết hôm nay

Bão ít hơn trung bình nhiều năm

Theo thống kê, tính đến ngày 21.12, trên Biển Đông đã có 5 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới. So với trung bình nhiều năm, số lượng bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ít hơn rất nhiều.

Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới hầu như không đổ bộ trực tiếp nên không gây gió mạnh trong đất liền, riêng cơn bão số 1 đổ bộ vào phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) gây gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 cho vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng; áp thấp nhiệt đới hồi tháng 9 di chuyển vào đất liền các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, suy yếu nhanh thành một vùng áp thấp.

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đánh giá năm nay, số lượng bão, áp thấp nhiệt đới ít hơn so với trung bình nhiều năm là một điều khác thường. Tuy nhiên, trong bối cảnh El Nino thì đây lại là điều bình thường, vì thống kê những năm có El Nino bão và áp thấp nhiệt đới thường ít hơn so với trung bình nhiều năm.

Kỷ lục về nắng nóng

Trong năm 2023, nắng nóng đã xuất hiện sớm từ giữa tháng 3. Đến tháng 4, hàng loạt kỷ lục nhiệt độ được thiết lập ở nhiều điểm đo trên cả nước. Đầu tháng 5 đã ghi nhận kỷ lục nắng nóng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Những kỷ lục, hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023- Ảnh 2.

Hà Nội ghi nhận kỷ lục về nắng nóng trong tháng 5

ĐÌNH HUY

Cụ thể, ngày 6.5, nhiệt độ cao nhất tại Hồi Xuân (Thanh Hóa) là 44,1 độ C, vượt qua kỷ lục 43,4 độ C ngày 20.4.2019 tại Hương Khê (Hà Tĩnh).

Ngay sau đó, kỷ lục này bị phá vỡ vào ngày 7.5 khi tại H.Tương Dương (Nghệ An) ghi nhận mức nhiệt 44,2 độ C và trở thành mức nhiệt cao nhất từng ghi nhận trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, trong ngày 17.5, trạm đo khí tượng tại Q.Hà Đông (Hà Nội) đã ghi nhận mức nhiệt lên đến 41,3 độ C. Đây là mức nhiệt độ cao kỷ lục được ghi nhận tại Hà Nội trong tháng 5 (số liệu được đo tương đối trong vòng 10 năm trở lại đây).

Trong tháng 10, hàng loạt các trạm đo ở miền Bắc đã ghi nhận được nhiệt độ vượt giá trị lịch sử. Theo đó, tại H.Sông Mã (Sơn La) ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong ngày 5.10 là 37,1 độ C, vượt giá trị lịch sử nhiệt độ xuất hiện vào tháng 10.1966 là 36,5 độ C. Tại Thái Bình, nhiệt độ cao nhất trong ngày 4.10 là 34,5 độ C, vượt giá trị lịch sử tháng 10.1976 là 33,9 độ C. Tại H.Bắc Sơn (Lạng Sơn) xuất hiện nhiệt độ cao nhất trong ngày 5.10 là 33,3 độ C, vượt giá trị lịch sử tháng 10.1980 là 33,1 độ C.

Lần đầu xuất hiện cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 tại Việt Nam

Trong đợt mưa diện rộng tại miền Trung hồi giữa tháng 10, cơ quan khí tượng đã đưa ra cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4 tại khu vực Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế theo điều 44, Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22.4.2021 của Thủ tướng Chính phủ về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

Trong đợt mưa diện rộng này đã xuất hiện nhiều trận mưa cực đoan thời đoạn ngắn với lượng mưa 24 giờ có nơi trên 800 mm.

Đà Nẵng ghi nhận lượng mưa ngày vượt mốc lịch sử 41 năm

Ngày 13.10, tại Đà Nẵng đã ghi nhận lượng mưa 408,6 mm, vượt giá trị lịch sử về lượng mưa ngày xuất hiện vào tháng 10.1982 là 143,9 mm.

Ngoài Đà Nẵng, một số nơi cũng xuất hiện kỷ lục mưa ngày như Cà Mau ngày 2.10 có lượng mưa 182,8 mm, vượt giá trị lịch sử năm 1962; tại TX.La Gi (Bình Thuận) ngày 10.10 có lượng mưa 151 mm, vượt giá trị lịch sử năm 1982; tại Phiêng Lanh (H.Quỳnh Nhai, Sơn La) ngày 6.10 có lượng mưa 86,9 mm, vượt giá trị lịch sử năm 1966...

Huế hứng chịu đợt lũ lớn nhất trong 10 năm

Trong năm 2023, do ảnh hưởng của các đợt mưa lớn kéo dài, mưa lớn cục bộ, đã gây ra 28 đợt với hơn 100 điểm lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi 35 tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi Bắc bộ, Trung bộ và Tây nguyên gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản.

Tại khu vực Bắc bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và Bình Thuận, lũ quét và sạt lở đất tập trung chính cuối tháng 6 - tháng 10 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận tập trung chủ yếu từ cuối tháng 9 - tháng 12; khu vực Tây nguyên từ giữa tháng 6 - tháng 11.

Đáng chú ý, trong đợt mưa giữa tháng 11, các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã có mưa lớn với lượng mưa từ 300 - 600 mm, có nơi trên 1.000 mm, tập trung chủ yếu ở Thừa Thiên - Huế.

Trong đợt mưa lũ này, Thừa Thiên - Huế là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mực nước ở sông Kim Long và sông Phú Ốc ở trên mức báo động 3 khoảng 80 cm. Đây cũng là mực nước lũ lớn nhất trong 10 năm, lớn thứ 5 trong vòng 30 năm gần đây khiến các hồ liên tục phải điều tiết lũ.

Lũ lớn khiến 85% các tuyến đường tại TP.Huế bị ngập, hàng chục nghìn ngôi nhà chìm trong biển nước.

Kỷ lục động đất ở Kon Tum

Ngày 7.7, tại H.Kon Plong (Kon Tum) đã xảy ra tổng cộng 14 trận động đất.

Trận động đất thứ 13 xảy ra vào lúc 23 giờ 20 phút 58 giây (giờ Hà Nội), tại vị trí có tọa độ 14,885 độ vĩ bắc và 108,286 độ kinh đông; cường độ 3,3 độ Richter; độ sâu chấn tiêu khoảng 10,3 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Trận thứ 14 xảy ra lúc 23 giờ 50 phút 14 giây, tại vị trí có tọa độ 14,893 độ vĩ bắc và 108,290 độ kinh đông; cường độ 3,0 độ Richter; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,3 km; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Việc một ngày có tới 14 trận động đất như ngày 7.7 là điều chưa từng ở xảy ra ở H.Kon Plong, nơi duy nhất ở Việt Nam hiện nay thường xuyên xảy ra động đất (với tần suất vài trăm trận động đất mỗi năm).

Băng giá xuất hiện tại Lào Cai, Yên Bái

Trong ngày 22.12, các tỉnh Bắc bộ rét đậm, rét hại với nhiệt độ giảm sâu. Nhiệt độ đo lúc 6 giờ cùng ngày tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) thấp nhất là âm 2,2 độ C; tại TX.Sa Pa (Lào Cai) là 3,8 độ C; tại trung tâm H.Mù Cang Chải (Yên Bái) là 9 độ C.

Những kỷ lục, hiện tượng thời tiết cực đoan trong năm 2023- Ảnh 3.

Băng giá xuất hiện ở Yên Bái

CTV

Tại Lào Cai, trên núi Fansipan, ở độ cao 2.300 m so với mực nước biển, đã xuất hiện lớp băng giá dày phủ kín ngọn cây, thảm thực vật.

Tại Yên Bái, băng giá xuất hiện tại đỉnh núi La Pán Tẩn với độ cao 2.000 m so với mực nước biển. Trong khi đó, núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có nhiệt độ âm 2,2 độ C nhưng không có băng giá.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap