Iphone 11 Pro

Ở đây tạm thời tập trung vào lao động và bet 168

【bet 168】Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức

Ở đây tạm thời tập trung vào lao động và dân số bền vững. Diễn biến tổng tỷ suất sinh (TTSS) ở Việt Nam giai đoạn 1960 - 2010 phù hợp với chương trình kế hoạch hóa gia đình quốc gia,áttriểnbềnvữngvềconngườiThànhtựuvàtháchthứbet 168 nhằm giảm tỷ lệ sinh ở Việt Nam, hình 4. Tuy nhiên, từ năm 2016, giữ vững TTSS thay thế đã trở thành mục tiêu mới của chính sách dân số Việt Nam.

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 1.

Hình 4: Tổng tỷ suất sinh Việt Nam

NGUỒN: WB, Tổng cục Thống kê, dự báo 2100 [1]

Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có Nghị quyết của Đảng cầm quyền về công tác dân số trong tình hình mới (Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 của Trung ương Đảng) và Chiến lược phát triển dân số đến 2030 của Chính phủ (năm 2019) với mục tiêu đảm bảo vững chắc TTSS thay thế (2,1).

Mặc dù Nghị quyết 21 - NQ/TW ngày 15.10.2017 về công tác dân số trong tình hình mới đã xác định một giải pháp căn bản để đảm bảo vững chắc TTSS thay thế ở Việt Nam là các địa phương có TTSS trên TTSS thay thế thì phải giảm TTSS, các địa phương có TTSS dưới TTSS thay thế thì phải tăng được TTSS, còn các địa phương có TTSS bằng TTSS thay thế thì phải ổn định TTSS, song thực tế đang diễn ra ngược lại. Đó là 3 vùng Trung du - miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ - duyên hải miền Trung có TTSS bằng hoặc trên TTSS thay thế thì lại tiếp tục tăng TTSS, bảng 3.

Trong khi đó, 2 vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có TTSS dưới TTSS thay thế lại tiếp tục giảm TTSS, bảng 3. Trong 19 tỉnh, thành phố của Đông và Tây Nam bộ chỉ có Bình Phước là có TTSS (2,29) lớn hơn TTSS thay thế, còn tất cả 18 tỉnh, thành phố còn lại đều có TTSS dưới TTSS thay thế. Chỉ có Tây Nguyên có TTSS (2,65) cao nhất cả nước năm 2009 thì giảm, song vẫn còn khá cao, trên TTSS thay thế (2,36), bảng 3.

BẢNG 3: TỔNG TỶ SUẤT SINH Ở CÁC VÙNG CỦA VIỆT NAM

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2021

2009

2021

2009

2021

Trung du - miền núi phía Bắc

2,24

(phải giảm)

2,43

(tăng)

Tây Nguyên

2,65

(phải giảm)

2,36

(giảm)

Đồng bằng sông Hồng

2,1

(phải giảm)

2,37

(tăng)

Đông Nam bộ

1,69

(phải tăng)

1,61

(giảm)

Bắc Trung bộ - duyên hải miền Trung

2,21

(phải giảm)

2,32

(tăng)

Đồng bằng sông Cửu Long

1,84

(phải tăng)

1,82

(giảm)

Nếu không có TTSS cao ở 4/6 vùng cả nước bù cho TTSS thấp ở 2/6 vùng thì đã không giữ được TTSS thay thế suốt 15 năm qua (2009 - 2023), hình 4.

Nếu từ nay (năm 2023) đến năm 2030, giảm được TTSS ở 4/6 vùng theo yêu cầu của Nghị quyết 21-NQ/TW mà không nâng được TTSS của 2/6 vùng thì Việt Nam sẽ không duy trì được TTSS thay thế vào năm 2030 và các năm sau. Thực tế của Nhật Bản và thống kê trên thế giới đã chỉ rõ, khi các nước chuyển từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao thì TTSS giảm từ trên TTSS thay thế xuống dưới TTSS thay thế, không phải vì người dân nghèo đi, đất nước nghèo đi mà vì các điều kiện để có một gia đình hạnh phúc không đảm bảo, vì có gia đình và nuôi con trở thành gánh nặng tài chính và tinh thần, cản trở phát triển nghề nghiệp nên tỷ lệ người trưởng thành muốn kết hôn ngày càng giảm, số cặp vợ chồng muốn có con ngày càng giảm.

Thực tế cách giải quyết của hầu hết các nước hiện nay trước tình trạng TTSS thấp dưới TTSS thay thế và thiếu lao động kéo dài là không thay đổi các chính sách xã hội, không thay đổi các quy định về nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ các vợ, chồng có con và không tuyên truyền một cách đồng bộ, đủ mạnh về ý nghĩa quan trọng của gia đình với bảo tồn nòi giống, với phát triển bền vững của dân tộc để thay đổi được nhận thức và ý chí của người trưởng thành trong việc lập gia đình và có con, mà chủ yếu là nhập cư từ các nước nghèo hơn.

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 2.

NGỌC THẮNG

Hiện nay, cả nước có 22 tỉnh, thành phố có TTSS dưới 2,03 với dân số của 22 tỉnh, thành phố này là 40,12 triệu người, bằng 40,5% dân số cả nước.

Nếu chúng ta không thay đổi được nhận thức và xây dựng chính sách thúc đẩy và giám sát phát triển xã hội theo hướng coi gia đình hạnh phúc, người dân hạnh phúc, phát triển bền vững về con người là mục tiêu ngang bằng, thậm chí cao hơn mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể, thì Việt Nam tất yếu đi theo con đường mà tất cả nước phát triển đã và đang đi qua: Càng giàu càng mất khả năng duy trì bền vững nòi giống, tăng trưởng kinh tế đi kèm với suy thoái lao động và dân số, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội là không bền vững.

Thực tế biến động TTSS ở Việt Nam hiện nay đang đặt ra 4 thách thức rất lớn cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững.

  1. Nguy cơ không đạt được mục tiêu đảm bảo vững chắc TTSS thay thế từ nay đến năm 2030.

Tuy về tổng thể bình quân 20 năm qua TTSS cả nước giữ được xấp xỉ TTSS thay thế (2,08/2,1), song việc đã xuất hiện 22 tỉnh, thành phố như trên là rất đáng lo ngại. Xu hướng thế giới là các nước là hố đen dân số sẽ ngày càng tăng, làm cho TTSS thế giới năm 2000 là 2,7, đã giảm hiện nay là 2,3 và dự báo 2034 là 2,1 và 2100 là 1,66, hình 1.

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 3.

Hình 1: Tổng tỷ suất sinh và dân số thế giới

NGUỒN: UN, The Lancet 14.8.2022 [1]

Ở Việt Nam tình hình đang theo chiều hướng này. Năm 2021, TTSS là khoảng 2,1, song năm 2022 đã giảm còn 2,01 (Tổng cục thống kê 2023).

Hiện nay GDP/người của Việt Nam khoảng 4.200 USD, tức là Việt Nam sắp chuyển từ nước thu nhập trung bình thấp sang nước thu nhập trung bình cao (ngưỡng thu nhập trung bình cao theo Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2022 là 4.465 USD) mà theo thống kê thế giới, đây chính là giai đoạn TTSS chuyển từ trên TTSS thay thế thành TTSS dưới TTSS thay thế. Năm 2021, TTSS của các nước thu nhập trung bình thấp trên thế giới là 2,6, còn TTSS của các nước thu nhập trung bình cao là 1,6.

Hiện nay TTSS của Việt Nam là 2,08, GDP/người là 4.200 USD. Do đó có thể dự báo là trong giai đoạn khoảng 2025 - 2027, TTSS của Việt Nam sẽ giảm xuống dưới 2,0 và tiếp tục giảm sau đó, nếu các chính sách về lao động, gia đình, phát triển đô thị vẫn như hiện nay. Mục tiêu đảm bảo vững chắc TTSS thay thế từ nay đến 2030 sẽ khó đạt được.

2. Diễn biến bất thường của TTSS ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được nghiên cứu và khắc phục nhanh chóng.

Xu hướng cả nước và thế giới là TTSS vùng đô thị thấp hơn nông thôn (năm 2021, TTSS đô thị Việt Nam là 1,64, TTSS nông thôn là 2,4), bảng 4, nhưng các tỉnh Tây Nam bộ, vùng cơ bản là nông thôn, lại có TTSS = 1,61 (2022) thấp hơn TTSS của các đô thị cả nước (1,64). Đây là điều bất thường và bất lợi cho sự phát triển của Tây Nam bộ và cả nước nói chung mà đến nay chưa có nghiên cứu nào lý giải việc này. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nông nghiệp có diện tích, sản lượng hàng hóa và giá trị hàng hóa nông nghiệp lớn nhất cả nước, song với TTSS = 1,61, thấp xa TTSS thay thế, không thể tái tạo được con người cho vùng đất này, nếu phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mới rất có thể sẽ thiếu lao động.

BẢNG 4: ĐÔ THỊ HÓA VÀ TỔNG TỶ SUẤT SINH Ở VIỆT NAM 2001 - 2021, DỰ BÁO 2025 - 2030

Nguồn: Lưu Đức Hải, "Chiến lược đô thị hóa Việt Nam…", www.vncold.vn, Điều tra dân số 2021 (Tổng cục thống kê), tác giả tự tính (2025, 2030)

2001

2010

2020

2021

2025

2030

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

23,9

30,5

40

41

45

50

TTSS đô thị

1,86

1,77

1,91

1,64

1,65

1,6

TTSS nông thôn

2,38

2,11

2,29

2,4

2,4

2,3

TTSS Việt Nam

2,25

2,00

2,12

2,1

TTSS theo công thức (1)

2,255

1,99

2,138

2,09

2,06

1,95

Ở Việt Nam hiện nay, với TTSS đô thị là 1,64, bảng 4, thì các đô thị chính là các hố đen về dân số, còn các vùng nông thôn với TTSS = 2,4 chính là các cánh đồng xanh tốt về dân số, là "hậu phương" sức lao động cho đô thị. Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại có TTSS = 1,61. Cần có nghiên cứu sâu về nguyên nhân TTSS rất thấp của Đồng bằng sông Cửu Long để vừa làm cho vùng này không còn là hố đen dân số, phát triển bền vững dựa trên lao động, nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, kinh tế biển, kinh tế năng lượng, vừa góp phần làm cho TTSS của cả nước giữ vững mức TTSS thay thế.

3. Quá trình đô thị hóa không định hướng phát triển gia đình và phát triển con người bền vững là một nguyên nhân chính của TTSS giảm dưới TTSS thay thế.

Đô thị hóa là xu hướng phát triển chung của nhân loại. Năm 1950, 29% dân số thế giới sống ở các đô thị, năm 1975 là hơn 38%, năm 2000 là gần 49% và dự báo năm 2025 là gần 64%. Sự phát triển của Việt Nam đang ở giai đoạn tăng tốc đô thị hóa.

Ở Việt Nam năm 1989 có 19,4% dân số sống ở đô thị, năm 2000 là gần 24%, năm 2010 là 30,5% và năm 2022 là 41%. Mục tiêu phát triển đô thị của Việt Nam là năm 2025 có 45% và 2030 có ít nhất 50% dân số sống ở các đô thị [4].

Tuy nhiên diễn biến TTSS ở các đô thị và nông thôn hơn 20 năm qua, bảng 4, đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải bổ sung một mục tiêu mới cho quá trình đô thị hóa sắp tới. Từ bảng 4 ta thấy, TTSS ở các đô thị đã hơn 20 năm luôn thấp hơn TTSS thay thế, còn TTSS ở nông thôn luôn cao hơn TTSS thay thế.TTSS của cả nước luôn nằm giữa hai TTSS này, bảng 4.

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 4.

Quá trình đô thị hóa không định hướng phát triển gia đình và phát triển con người bền vững là một nguyên nhân chính của TTSS giảm dưới TTSS thay thế

NGUYÊN VŨ

Các số liệu TTSS và tỷ lệ đô thị hóa từ năm 2001 đến năm 2021 trong bảng 4 là dựa vào các tài liệu Việt Nam đã công bố. Số liệu tỷ lệ đô thị hóa năm 2025, 2030 là mục tiêu của chiến lược phát triển đô thị Việt Nam. Tổng tỷ suất sinh đô thị và nông thôn năm 2025 và 2030 là dự báo của chúng tôi, ít thay đổi so với năm 2021.

Như vậy, nếu không có các thay đổi mạnh mẽ chính sách của nhà nước, điều kiện làm việc của người lao động, quy hoạch đô thị để gìn giữ và phát triển gia đình, qua đó làm tăng mong muốn lập gia đình và có con của người trong tuổi lập gia đình ở Việt Nam thời kỳ 2024 đến 2030 thì TTSS của Việt Nam sẽ xuống dưới TTSS thay thế một cách chắc chắn (dưới 2,0) trong giai đoạn 2025 - 2027, bảng 4. Mục tiêu chiến lược phát triển dân số Việt Nam đến 2030 (đảm bảo vững chắc TTSS thay thế từ 2019 đến 2030) không đạt được.

Do đó để TTSS của cả nước không giảm dưới TTSS thay thế thì các đô thị không thể là các hố đen dân số với TTSS ≤ 2,0. Đây chính là yêu cầu mới đặt ra cho mục tiêu quy hoạch đô thị và chính sách phát triển đô thị Việt Nam sau 2025.

4. Dự báo thô về dân số dài hạn của Việt Nam

Dân số tương lai của một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quy mô dân số ban đầu (hiện tại); TTSS các vùng và toàn quốc; Cơ cấu lứa tuổi, giới tính của dân số quốc gia; Chính sách dân số hiện tại và tương lai của chính phủ và chính quyền địa phương (định hướng mức sinh có lợi nhất cho đất nước, chính sách hỗ trợ gia đình và trẻ em); Quy hoạch và phát triển đô thị thân thiện thế nào với phát triển gia đình hạnh phúc; Chính sách và quy định của các doanh nghiệp về điều kiện lao động và trả lương, đào tạo tiếp tục…; Truyền thống văn hóa về vai trò của gia đình, vai trò của vợ và chồng; Thu nhập của người lao động trong tương quan với mức sống tối thiểu; Các điều kiện và chi phí cho việc gửi con đi học, khám chữa bệnh, nhà ở, đi lại…; Chính sách về người nhập cư của chính phủ và dự báo tình hình nhập cư tương lai; Dự báo về phát triển kinh tế xã hội của các vùng và cả nước; Trình độ văn hóa và đào tạo nghề của phụ nữ ở các địa bàn; Sự hỗ trợ của chính phủ, chính quyền địa phương và khả năng tiếp cận các phương tiện phòng tránh thai đối với phụ nữ và đàn ông; Tuổi thọ bình quân của người dân ở các vùng và toàn quốc; Tỷ lệ người chết ở các vùng và toàn quốc; Tỷ lệ giới tính khi sinh các vùng và toàn quốc.

Như vậy dân số tương lai của một nước phụ thuộc ít nhất vào 16 loại yếu tố, trong đó nhiều yếu tố rất khó lượng hóa tác động của nó tới TTSS và dân số (truyền thống văn hóa về gia đình, cuộc sống gia đình; quy hoạch và phát triển đô thị; chính sách dân số tương lai).

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 5.

Dự báo TTSS của Việt Nam cần lưu tâm trong tương lai

NGỌC DƯƠNG

Viện Tính toán và Đánh giá sức khỏe đã dự báo TTSS của Việt Nam năm 2100 là khoảng 1,5 (1,39) và dân số khoảng 73 triệu năm 2100, không dự báo cho giai đoạn sau 2100. Trong dự báo của Viện Tính toán và Đánh giá sức khỏe không xem xét khả năng thay đổi các chính sách của chính phủ Việt Nam liên quan định hướng phát triển dân số, hỗ trợ gia đình và trẻ em từ 2020 đến 2100.

Xuất phát từ thực tế là Nhật Bản và Hàn Quốc đã dự báo dân số của họ đến năm 3000 và 2750, đã có dự báo sơ bộ TTSS và dân số Việt Nam đến năm 2100, để hình dung hậu quả của việc TTSS dưới TTSS thay thế ở Việt Nam sau năm 2027, rất cần một dự báo thô, một ước lượng dân số Việt Nam đến năm 3000. Do dân số phụ thuộc vào 16 yếu tố và không thể dự báo các yếu tố này từ sau năm 2027 đến năm 3000 nên chúng tôi đã xây dựng một phương pháp dự báo thô dân số Việt Nam.

Mục đích là không phải để biết tương đối chính xác dân số sau hàng trăm năm, mà là nhận ra xu hướng biến đổi dân số, với các giả định về TTSS có thể coi là "hợp lý" với Việt Nam, khi không có thay đổi chính sách của chính phủ về phát triển dân số so với giai đoạn 2015 - 2023, và tham khảo sự thay đổi TTSS của Nhật Bản và Hàn Quốc giai đoạn 1970 - 2100. Theo đó TTSS của Việt Nam năm 2100, 2200, 2300, 2400, và 2500 - 3000 được dự báo là 1,5; 1,4; 1,3 và 1,25 (bảng 5).

Kết quả dự báo thô dân số Việt Nam, với các giả định về TTSS của Việt Nam, có so sánh với TTSS của Nhật Bản, Hàn Quốc giai đoạn 2020 - 2100 và dự báo dân số của hai nước do chính các cơ quan khoa học của hai nước thực hiện và công bố, được thể hiện ở bảng 5 và hình 5. Dân số của 3 nước giai đoạn 1800 - 2020 cũng được thể hiện ở bảng 5 và hình 5.

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 6.

BẢNG 5: Dân số giai đoạn 1800 - 2020 và dự báo dân số của Nhật Bản, Hàn Quốc và dự báo thô dân số Việt Nam giai đoạn 2020-3000

Nguồn: Statista (Japan, Korea), Wikipedia (Việt Nam), [2], Tổng cục thống kê và quỹ dân số LHQ 2016, The Korea Herald, 3.8.2022, Daily News from Korea - National 25.8.2014

Phát triển bền vững về con người: Thành tựu và thách thức- Ảnh 7.

Như vậy, nếu chính sách dân số thực tế của Việt Nam sau 2020 không đổi so với thời kỳ 2015 - 2020, thì một cách sơ bộ có thể dự báo thô:

  • TTSS của Việt Nam sẽ giảm dần từ 2,08 năm 2020 xuống 1,5 vào năm 2100.
  • Nếu TTSS tiếp tục giảm từ 1,5 xuống 1,25 sau 500 năm, năm 2500 (Hàn Quốc đã đạt giá trị TTSS = 1,24 năm 2100, trước Việt Nam 400 năm, Nhật Bản đã đạt giá trị TTSS = 1,32 từ 2100) thì Việt Nam không thể tránh được nguy cơ tự tiêu vong như Nhật Bản và Hàn Quốc (dân số Việt Nam năm 2500 giảm 97% so với lúc cao nhất năm 2050), HÌNH 5.
  • Do TTSS của Việt Nam năm 2020 (2,08) cao hơn đáng kể TTSS của Nhật Bản (1,33) và Hàn Quốc (0,84) nên năm 2500 dân số Việt Nam ước khoảng 3,6 triệu (dân số Nhật Bản là khoảng 0,25 triệu, Hàn Quốc khoảng 0,5 triệu), năm 2700 dân số Việt Nam còn khoảng 0,5 triệu người và năm 3000 khoảng 32.186 người (Nhật Bản 62 người, Hàn Quốc 0 người), bảng 5 và hình 5.

An ninh con người - đảm bảo nguồn lực quan trọng nhất là con người Việt Nam về số lượng và chất lượng cho đất nước phát triển - phải dựa trên phát triển bền vững con người Việt Nam. Khi lao động và dân số suy thoái, nguy cơ tự tiêu vong thành hiện thực, không có giải pháp nào thay thế được lâu dài. Việc nhập cư để bù đắp thiếu lao động như các nước châu Âu và Bắc Mỹ thực hiện 50 năm qua sẽ bất khả thi sau 2055, vì từ sau 2034 thế giới sẽ là hố đen dân số và sau 2055 là suy thoái lao động toàn cầu.

Như dự báo thô dân số Việt Nam đã chỉ ra, hình 5, nếu sau năm 2025 TTSS của Việt Nam giảm dưới TTSS thay thế và không có giải pháp để duy trì được bền vững TTSS ở mức TTSS thay thế thì đến năm 2100, dân số sẽ giảm khoảng 17 triệu người và đến 2150 giảm khoảng 39 triệu người, bảng 5. Không có nguồn lao động nào ở các nước khác sẵn sàng để bù đắp cho thiếu hụt lao động ở Việt Nam với quy mô như vậy. Mất an ninh con người là vấn đề bên trong của đất nước, phải được nhận thức sớm, phòng ngừa kịp thời, hiệu quả từ xa. Sau năm 2055, không có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài (người nhập cư) để giải quyết vấn đề này, vì thế giới bước vào thời kỳ suy thoái lao động. (còn tiếp)

Tài liệu trích dẫn:

[1] "The world population likely to shrink after mid-century, forecasting major shift in global population and economic power." The Institute for Health metrics and Evaluation at Uni. of Washington, Seattle, USA. The Lancet 14.7.2020.

[2] Angus Hooke, Lauren Alati. "What will the world economy look like in 2100". UBSS (Universal Business School Sydney), Business 29.7.2022.

[4] Lưu Đức Hải. "Chiến lược đô thị hóa Việt Nam". www.vncold.vn.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap