TheímậtẩnmãQRtrongmỗimànhìnguyễn đức chungo PCMag, Apple được cho là đã giám sát các công ty màn hình Trung Quốc Lens Technology và Biel Crystal với cáo buộc làm sai lệch báo cáo số lượng màn hình lỗi. Cụ thể, họ khẳng định 30% màn hình iPhone từng bị vứt đi do bị lỗi, khiến Apple thiệt hại hàng trăm triệu USD. Nhưng sau khi Apple tạo ra hệ thống QR mới được khắc vào kính, tỷ lệ lỗi này đã giảm xuống còn 10%.
Thực tế, có hai mã QR trên mỗi màn hình iPhone và chúng được thêm vào các địa điểm khác nhau ở các giai đoạn sản xuất khác nhau. Báo cáo cho biết, không có tính nhất quán về kích thước của các mã, với một mã có kích thước bằng 0,2 mm. Mã thứ hai có kích thước lớn hơn, bằng "đầu bút chì màu". Apple được cho là đã chi hàng triệu USD vào năm 2020 để thêm mã QR vào quy trình sản xuất và sau đó quét màn hình hoàn thiện để tìm mã đó khi kết thúc quá trình sản xuất.
Các nguồn tin cho biết, mã QR nhỏ hơn là một ma trận gồm 625 điểm được nhúng bằng tia laser và không ở cùng một vị trí trên mọi iPhone. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật quét mới bằng cách sử dụng các thấu kính siêu nhỏ đặc biệt và ghép chúng với đèn vòng, Apple có thể tránh khắc mã quá sâu vào kính, gây ảnh hưởng đến độ tin cậy của nó.
Được biết, Apple tiếp tục sử dụng kính thô từ Corning - một công ty mà Apple thường xuyên đầu tư. Nhưng nguyên liệu thô đó được chuyển đến Lens Technology và Biel Crystal để tạo hình. Với mã nhỏ, Apple có thể theo dõi các màn hình được cho là bị lỗi, trong khi mã lớn sẽ dành cho việc xác định các lỗi thực sự và giúp Apple biết công ty nào trong số hai đối tác của mình cung cấp màn hình bị hỏng. Bên cạnh đó, mã này cũng có thể chứa đủ chi tiết để giúp Apple dễ dàng thu hẹp việc xác định các vấn đề cho các lô sản xuất màn hình cụ thể.