TheệtNamđãphụchồihơnharừngngậpmặboobo Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), mặc dù rừng ngập mặn chỉ chiếm 0,7% diện tích rừng toàn cầu, song có thể lưu trữ 20 tỉ tấn carbon, tương đương khoảng 2,5 lần lượng khí thải nhà kính toàn cầu hiện nay.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, đến nay, Việt Nam đã phục hồi hơn 4.000 ha rừng ngập mặn. Đây là con số cho thấy những nỗ lực bảo vệ rừng ngập mặn của Việt Nam. Rừng ngập mặn có tác dụng duy trì cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học; đặc biệt, vai trò phòng hộ của rừng ngập mặn như "bức tường xanh" vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt.
Hệ thống rễ chằng chịt của các loài cây rừng ngập mặn đã giữ lại trên bề mặt các trầm tích, góp phần mở rộng thể nền ra phía biển; hấp thụ chất ô nhiễm, kim loại nặng từ các cửa sông đổ ra biển, bảo vệ sinh vật vùng ven bờ, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường chính sách quản lý rừng và nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam; đề nghị các tỉnh ven biển tăng cường nỗ lực bảo vệ và trồng rừng ngập mặn trong thời gian tới.
Phát biểu tại hội thảo quốc tế "Phát huy giá trị đa dụng của rừng ngập mặn cho mục tiêu giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu" diễn ra cuối tháng 11, bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam trong công tác bảo tồn rừng ngập mặn.
"Việc mất rừng ngập mặn nhanh chóng đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với khả năng phục hồi, đa dạng sinh học ven biển và sinh kế của hàng triệu người sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái này. Việc khôi phục rừng ngập mặn không chỉ đơn thuần là một mệnh lệnh về môi trường mà còn là nghĩa vụ đạo đức đối với các thế hệ tương lai", bà Ramla Khalidi nhấn mạnh.