Iphone 11 Pro

Nó ngơ ngác chẳng hiểu chuyện chi. Dừng lại nghe ng tỷ lệ kèo online

【tỷ lệ kèo online】Ông già Ia Nueng

Nó ngơ ngác chẳng hiểu chuyện chi. Dừng lại nghe ngóng,Ônggiàtỷ lệ kèo online nó túm đại tay một ai đó vồ vập hỏi.

-Ủa, chớ chuyện chi mà tụ tập đông dữ vậy? 

- Có người tự tử, đôi dép với xe để kia rồi nhảy cái tùm xuống. Người ta cản không kịp, giờ báo cứu hộ xuống vớt người lên nè!

Ông già Ia Nueng - truyện ngắn của Li Phan (Gia Lai)   - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vớt người lên… Ở lòng hồ Ia Nueng này, muốn vớt người lên trừ "Ông già" ra, liệu ai dám xuống. Họa hoằn lắm thì cũng chỉ lội trên mép nước rồi cũng tiếp tục chờ đợi ông già xuất hiện thôi. Nó đang ngẫm nghĩ miên man thì nghe từ xa có người thét gọi giải tán đám đông. Chỉ thấy dáng ông nhỏ thó, râu tóc lơ thơ bạc, chen vào đám đông rồi nhảy xuống lòng hồ. Mặt nước đang yên bỗng dưng xao động, vài người vẫn giơ cao chiếc điện thoại, cất tiếng minh họa cho từng thước phim được ghi. Vài người không biết chuyện, thì thầm với nhau: "Cha già không biết làm được gì không mà lanh quá!".

Nó thấy tức trong bụng lắm, nhưng tranh cãi đôi co cũng chẳng để làm gì cả. Quan trọng nhất vẫn là đưa được người lên, dẫu là mong manh một hơi thở hay chỉ còn là cái xác không hồn. Một chút lại thấy ông trở lên lấy hơi rồi lại ngụp xuống. Một vài kẻ bắt đầu cười cợt, một vài người bỗng chốc cau mày. Lát sau người ta thấy ông lại trồi lên, lần này còn kéo theo người. Ông khua nước bơi vào bờ, người ta cũng xúm lại kéo thi thể đã tàn hơi thở lên. Chẳng biết là thân nhân hay chỉ là thương xót kẻ dại khờ mà bật thành tiếng khóc. Ông già khe khẽ lắc đầu rồi lững thững rời đi trước. Những nghi ngờ cười cợt tắt lịm, những đôi mắt dõi theo dáng ông thất thểu đầy đăm chiêu. Có ai đó chép miệng thở dài.

-Ông già biết tới chừng nào mới có thể "thất nghiệp" đây trời!

Dân xứ này ai cũng biết nguyện vọng những ngày cuối đời của ông, chỉ trông sao chính mình thất nghiệp. Cái công việc trục vớt đã hơn bốn chục năm trời. Cứu được thì ít ỏi, mất mát lại quá nhiều.

Nó rồ ga chạy vọt lên trước mặt ông già, lấc cấc vỗ lên yên xe rồi nói.

- Ông già, lên con chở về soạn đồ cúng nè!

Nó quen quá rồi, ông cũng không từ chối. Chiếc xe không nhanh không chậm rời đi. Đám đông vẫn lố nhố chen chúc nhau cố chụp cho được vài tấm hình người đã khuất.

Nó chở ông vòng ra chợ mua ít hương hoa, trái cây. Ông phải làm một mâm lễ cầu hồn người chết đưa về căn miếu ông dựng gần mé nước. Ông lặng yên suốt chặng đường đi không buồn cất tiếng, nó biết ông đang day dứt vì không cứu được người còn sống trở về.

- Sống chết có số, ông không quản được hết đâu!

Nó cất lời an ủi ông, vì nó biết ông đang tự trách mình chậm trễ. Căn nhà nhỏ của ông cách cầu treo Ia Nueng cũng không xa lắm. Lần này chậm trễ cũng do ông dắt mấy đứa trẻ con trong xóm tới chỗ nước nông để dạy bọn nó tập bơi. Nó cũng từng là một trong những đứa trẻ được ông dạy ấy. Hễ lần nào ông cứu không được người sống sót trở về, nó lại lẳng lặng qua nhà ăn ké bữa cơm. Tối ngủ lại đòi ông kể chuyện ngày xưa, để ông phân tâm quên đi trong lòng mình những day dứt. Lần này cũng vậy thôi, nó tính chở ông đi ra mé nước cúng xong lại về ăn cơm ké. Ông hôm nay trông cũng không vui, có nó ở bên ông sẽ đỡ cảm thấy trống trải trong lòng.

Vòng đi vòng về mấy bận, nó lại chở ông ra chỗ cầu treo lúc chiều. Ông khấn vái lầm rầm xong thì thả bộ đi lòng vòng theo mép nước. Vừa đi vừa lẩm bẩm như đang trò chuyện với ai, nó ngồi một chỗ cũng tự dưng thấy tóc gáy da gà nổi lên, lật đật chạy theo rồi đi sát cùng ông cho đỡ sợ. Hương tàn xong xuôi đâu đó ông gom hết đồ đạc trở về, đem bánh kẹo trái cây chia cho mấy đứa nhỏ trong xóm. Ông bảo với nó, sợ để lại đó mấy đứa trẻ chăn bò lạng quạng tới mé nước rồi lại bị kéo chân. Có thờ có thiêng, cái gì có thể tránh thì nên tránh. Ông hay mắng cái tính nó cà lơ phất phơ không để ý để tứ. Nơi người ta nằm xuống mà nó cứ cười cợt, không sợ bị quở trách. Nó bĩu môi phản bác.

-Quở trách gì mấy đứa như con, phải quở mấy đứa thấy người ta gặp nạn còn "lai trim" cho thiên hạ dòm ngó kìa.

Ông thở dài. Chiếc xe cà tàng lại chở ông và nó về căn nhà nhỏ cách đó không xa. Hồ Ia Nueng lại trở về lặng yên như chưa từng có gì xao động. Nó nghe đám lá thông rì rào trên cao, chiều đang xuống. Những ráng chiều màu mỡ gà phủ xuống một vùng màu vàng ấm. Nhưng vẫn cứ thấy chút gì đó lạnh lạnh gai gai nơi sống lưng, nó kéo một ga, mặc cho ông liên tục vỗ vai dặn nó đi từ từ.

Ông lại thắp hương nơi căn miếu luôn đầy đủ hoa trái nhang đèn. Lầm rầm khấn vái rồi mới trở vào căn nhà nhỏ. Nói là nhà chứ thực sự cũng chỉ là một cái chòi đơn sơ. Dấu vết của thời gian hằn in qua từng khung cửa, từng bờ tường, góc bếp. Cái tấm bảng ghi số điện thoại để bất kỳ ai cũng biết mà gọi khi cần. Dấu sơn bong tróc theo từng mùa mưa nắng. Nhìn kỹ có thể nhận ra bao nhiêu lần ông tô lại từng dòng chữ, màu cũ chồng màu mới tạo thành vết hoen ố của thời gian, nhưng lại thêm khắc sâu tâm ý của ông với cái nghề chẳng giống ai này.

Ông chẳng cần gì nhiều cả, chỉ mong công việc của mình sẽ chẳng còn ai cần. Biết là mong vậy thôi, ngày nào cũng phải dạo vài bận quanh hồ Ia Nueng, chiếc điện thoại cục gạch lúc nào cũng giắt bên hông ngóng tai chờ tín hiệu. Ông chẳng bao giờ mong chiếc điện thoại ấy đổ chuông, bởi mỗi lần nó rung lên thì điều ông lo sợ sẽ lại xảy đến.

Ông thuộc cái lòng hồ như thể ruột gan của chính mình vậy. Những ghềnh đá dưới sâu, hay những đoạn nước lạnh đến tím tái cả người. Thế nhưng khi gặp ai đó tìm cách xuống nước chơi đùa, nghe ông khuyên can chỉ trỏ thì lại cười cợt cho qua. Mỗi khi ông kể chỗ này chỗ kia luôn có một bàn tay vô hình đẩy thuyền, kéo người ta chìm sâu xuống lòng hồ. Người thì chẳng tin, kẻ lại cho rằng ông cứ cố làm quá. Ông dặn dò phải cẩn thận khi đi thuyền ngang qua, họ lại chê ông đem chuyện con nít ra dọa dẫm rồi ha hả cười. Mãi cho tới khi có chuyện thì ông lại sầu thắt ruột gan vì không thay đổi được gì.

Mỗi lần nghe ông kể chuyện, nó dửng dưng ngắt lời.

- Ông biết mình già rồi sao không mặc kệ người ta đi. Cố sống cố chết cũng chẳng làm gì!

Ông mặc kệ cái giọng điệu lấc cấc của nó, chỉ nhẹ nhàng bảo, do nó chưa từng mất ai trong làn nước biếc mà thôi. Đó là may mắn của nó, đừng nên tước đoạt những hy vọng của những người khác bởi vì nó chưa một lần đi qua mất mát. Nó cũng từng nghe mẹ kể về lý do tại sao ông ở lại bên hồ Ia nueng, bỏ hết thời gian làm cái nghề trục vớt xác. Đó cũng chỉ là câu chuyện qua nhiều người trở nên tam sao thất bản, điều nó bận tâm đến sau cùng vẫn chỉ là: Việc gì mình phải vì người khác mà lao đầu vào hiểm nguy.

Chuyện qua rồi thì cũng qua thôi, người chết rồi cứu về cũng chỉ là một cái xác chờ ai đó đem chôn tử tế. Quan trọng là người còn sống thì phải giữ gìn, phải trân trọng nhiều hơn. Nó nói cứ nói, ông chê nó còn chưa hiểu chuyện đời. Nó lì lợm phản bác rằng nó biết điều gì quan trọng với mình, không giống ông, cứ đi lo cho thiên hạ. Ông cả giận đuổi nó về không cho ăn cơm ké. Nó cười nịnh nọt vờ xin lỗi, rồi những lần sau đó vẫn cứ chê trách ông.

Sau hôm ấy, nó vẫn cứ cái điệu cà lơ phất phơ. Ông vẫn đeo chiếc điện thoại cục gạch bên hông, rong ruổi khắp một vòng tròn mặt hồ. Nó vẫn thong dong làm này làm kia. Ông vẫn chờ chực cản ngăn hoặc nhanh chóng nhảy xuống cứu người lúc nguy cấp.

Chiều nay lao xao lại có chiếc xuồng chở khách du lịch tới giữa lòng hồ bị lật. Ông già cùng đội cứu hộ gấp rút lao xuống con nước để cứu người. Nó nghe chuyện vẫn lấc cấc chạy đến. Nghe ngóng người ta kháo nhau, cứu chỉ được dăm ba người sống, còn đâu đều không thấy sủi tăm trong lòng hồ. Có người lại nói, hình như chỉ còn một người nữa. Mà sao lần này lâu quá chưa thấy ông già trồi lên lấy hơi như mọi lần. Nó nghe lòng mình cuộn lại, nháo nhào sốt ruột. Tiếng xì xào bắt đầu vang lên, như từng mũi kim chích vào lòng nó tả tơi. Nhấp nhổm mấy bận không yên, nó chạy xuống mép hồ, miệng liên tục hét gọi "ông ơi". Chẳng có tiếng ông mắng la nó tới chỗ người ta nằm xuống mà ầm ĩ. Cũng chẳng còn ông dặn điểm nước sâu thì nhớ dè chừng. Nó lao ùm xuống lòng hồ mặc cho vài cánh tay níu nó lại. Một vài người quen hét lớn gọi tên nó. Giờ phút này còn có gì để bận tâm. Nó chỉ nhớ cái dáng ông nhỏ thó, râu tóc lơ thơ bạc lao mình xuống mặt nước. Nó cuống quýt, sợ hãi. Nước lạnh buốt như châm chích vào thân, nó chùng chân muốn trồi lên, nhưng rồi lại nhớ đến ông, nó mở to mắt quơ quào trong làn nước. Trồi lên lấy hơi rồi lại lặn xuống, mặc kệ bên trên những tiếng la ó của đám đông đang gọi nó đừng quấy rối việc cứu người.

Mãi cho đến khi có người hét lên bảo nó rằng ông đã kéo người nổi lên ở mé bên kia bờ hồ. Người ta bảo nó mau trở lên chứ đừng ở đó vướng víu tay chân. Nghe nhắc đến ông, nó vội vàng bơi trở về bờ. Nước thấm vào áo quần lạnh run nhưng cũng chẳng buồn để ý, nó cố chạy nhanh về hướng người ta chỉ rằng ông đang bên ấy. Xa xa dáng ông ngồi thẫn thờ giữa đám đông đang lao xao chen chúc. Nó cũng muốn lao đến gào thét với ông, sao ông lặn xuống mà không trồi lên lấy hơi như mấy bận, làm nó tưởng đâu ông không còn trở lên để mắng nó nữa.

Nhưng rồi nó chỉ đứng đó nhìn ông chết lặng, nước mắt trào ra, chẳng nói nên lời. Cái điệu bộ nhếch nhác như con chuột ướt mưa, lại còn rơi nước mắt, nó đã bao giờ như thế đâu, ông cũng ngạc nhiên đến bên hỏi han.

Có lẽ nó khác nhiều người đang vây quanh chờ ông cứu người. Nó từng được ông cứu lên từ trong mặt hồ lạnh buốt ấy một lần. Đáng lẽ ra nó cũng phải như người ta, chia sẻ sự giúp đỡ của ông đến những ai cần, nhưng nó lại ích kỷ coi ông như người sinh ra nó lần nữa, không muốn mất ông trong làn nước lạnh. Vậy nên bao nhiêu lần nó cứ xúi ông thôi cái nghề chẳng cho ông được lợi lộc gì ấy đi, nhưng ông sau một hồi quở trách nó xong thì chưa bao giờ từ bỏ. Tới hôm nay trong làn nước lạnh cóng ấy, nó mới hiểu cảm giác của kẻ sợ hãi phải mất đi điều mình trân quý, muốn giữ gìn.

Nó ôm chầm lấy ông, kệ cho ông chẳng hiểu thằng ôn con bình thường vẫn hay lớn tiếng cản ngăn ông này nọ hôm nay bị gì. Chỉ nghe nó rét run cầm cập, hai hàm răng va vào nhau lẩm bẩm.

- Mai mốt ông phải dạy con bơi lặn đi, rồi cũng có ngày tới lượt con xuống nước cứu ông thôi!

Hồ Ia Nueng vẫn chưa thôi xao động, gió vẫn thổi đám lá thông reo. Nó thấy ông trầm tư, sau đó một lúc lâu mới nhìn nó khẽ gật đầu.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Ông già Ia Nueng - truyện ngắn của Li Phan (Gia Lai)   - Ảnh 3.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap