Iphone 11 Pro

Năm 1993 chắc chắn sẽ là cột mốc đáng nhớ training là gì

【training là gì】Đừng để VĐV kêu đói: Nỗi khổ trên bàn ăn của tuyển thủ quốc gia

Năm 1993 chắc chắn sẽ là cột mốc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp bóng bàn của tôi khi cùng các đồng đội như Lý Minh Triết,ĐừngđểVĐVkêuđóiNỗikhổtrênbànăncủatuyểnthủquốtraining là gì Trương Hải Lam, Trần Tuấn Anh B và Nguyễn Quang Dũng giúp đội Công an Nhân dân (CAND) lần đầu tiên vô địch đồng đội nam quốc gia. Bên cạnh đó là chức vô địch đôi nam cùng Lê Hoàng Lợi đã giúp tôi được gọi vào đội tuyển quốc gia ở tuổi 19.

Đừng để VĐV kêu đói: Nỗi khổ trên bàn ăn của tuyển thủ quốc gia - Ảnh 1.

Lý Minh Tân trong màu áo đội tuyển bóng bàn quốc gia 1994

TƯ LIỆU

Ngày đặt chân vào địa điểm tập luyện dành cho đội tuyển VN với tư cách tân binh, tôi hoàn toàn bỡ ngỡ với cuộc sống ở nơi rèn luyện nhân tài thể thao cho quốc gia. Tôi vẫn nhớ buổi ăn đầu tiên tại đây khi mỗi VĐV được ăn điểm tâm bằng một bát phở gà cùng một hộp sữa chua (mấy hôm sau đổi thành sữa hộp nhưng cho cả bàn). Với những người bình thường, đó sẽ là bữa ăn rất ngon và no đủ cho buổi sáng. Tuy nhiên, với VĐV phải tập cường độ cao, chúng tôi bị đói sớm và mong đến giờ ăn trưa. Bước vào bữa trưa, 8 VĐV sẽ ngồi cùng một bàn với món chính là thịt kho trứng, một đĩa thịt xào, rau cùng một thố canh to. Đôi khi, bếp cho chúng tôi ăn thịt chó nên nhiều VĐV phải bỏ vì không quen món này. Khẩu phần bữa chiều sau những giờ tập luyện vất vả cũng không khác bữa trưa là mấy. Buổi tối nếu đói bụng, các VĐV phải tự ra ngoài ăn hoặc mua mì gói về ăn trước giờ đi ngủ.

Lý Minh Tân khi còn trẻ

Những ngày sau đó, chúng tôi được ăn xôi chả, bánh mì trứng chiên, bánh cuốn chả… ở buổi điểm tâm, và tuy các bữa ăn cũng có đổi món nhưng quanh đi quẩn lại cũng chỉ từng đấy món nên các VĐV bắt đầu cảm thấy ngán. Nhiều hôm chúng tôi xuống nhà ăn, liếc thấy món bánh mì trứng chiên, tất cả đều lắc đầu vì quá khô nên đa số bỏ phần ăn của mình. Để có sức tập luyện, tôi và đồng đội như Trần Xuân Thiện (Vĩnh Long), Trần Thiện Tâm

(TP.HCM), Trần Lê Phương Linh (TP.HCM) hay Huỳnh Trung Hiếu (CAND)… phải đi bộ ra ngoài để ăn những món mình thích. Dần dần, các VĐV trở thành khách quen của những quán bên ngoài. Ở đó, thức ăn đa dạng nên chúng tôi ăn rất ngon miệng. Điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là các tuyển thủ của đội vật. Sức ăn rất khỏe nên bàn của họ bao giờ cũng hết thức ăn. Chính vì vậy, đôi khi đội tuyển bóng bàn đã chia sẻ đồ ăn cho các đồng nghiệp.

ĐIỀU KIỆN TẬP Ở ĐỘI TUYỂN KHÔNG BẰNG CLB

Thực đơn, chuyện ăn uống khi chúng tôi tập luyện trên đội tuyển rất khác biệt khi tập ở đội CAND hay tập huấn nước ngoài. Tại CLB, tôi và đồng đội có thể tự chọn cho mình những món ăn yêu thích mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Hoặc khi đội tuyển sang tập huấn tại một quốc gia gần VN, dù chỉ là trung tâm huấn luyện của một tỉnh nhỏ, nhưng chế độ ăn uống đã một trời một vực. Tại đây, các tuyển thủ của VN ăn cùng VĐV của nước bạn với hình thức tự chọn. Mọi người có thể ăn uống món mình thích với nhiều thức ăn rất đa dạng và bổ dưỡng.

Cựu HLV đội tuyển quần vợt VN Trương Quang Vũ chia sẻ: "Chế độ dinh dưỡng đối với các VĐV là một câu chuyện rất dài. Dẫu biết rằng chuyện ăn uống là theo quy định của nhà nước, nhưng với những VĐV chuyên nghiệp thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Đối với đội tuyển quần vợt, toàn đội đều phải đặt thêm đồ ăn hoặc mua bên ngoài đem vào bằng tiền túi riêng của toàn đội". Chuyện mua thêm đồ ăn để bồi bổ là câu chuyện không hề xa lạ với cuộc đời VĐV như tôi cùng nhiều tuyển thủ khác. Tôi từng chứng kiến một cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia vào năm 1994 phải tự mua một con gà luộc về phòng để ăn.

Một đồng nghiệp từng nói với tôi, có thể vì ăn uống thiếu dinh dưỡng, những tuyển thủ bóng đá VN đã tỏ ra rất mệt mỏi sau trận thắng 2-1 trước đội tuyển Myanmar ở bán kết SEA Games 18, và gần như không kịp hồi phục sức lực khi bước vào trận chung kết với đội chủ nhà Thái Lan.

Mới đây, phụ huynh của một nữ VĐV đội tuyển quần vợt VN kể: "Tôi gần như phải bổ sung thêm cho cháu những thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng. Bởi nếu chỉ ăn theo chế độ đội tuyển gần như cháu không đủ chất và có thể lực tốt nhất. Nếu không có thể lực, cháu chắc chắn rất khó theo đuổi những bài tập đòi hỏi tốc độ cao và cả khi thi đấu ở môi trường đỉnh cao. Đó cũng là điều mà các VĐV VN thua thiệt so với đối thủ quốc tế mỗi khi thi đấu".

Còn với một cựu tuyển thủ như tôi, từng trải qua 3 năm sống trong môi trường đội tuyển, đến giờ phút này, tôi vẫn nhớ các món ăn tại địa điểm tập huấn trong nước. Đó cũng chính là khoảng thời gian đáng nhớ trong sự nghiệp 23 năm cầm vợt của tôi và đã cống hiến cho quốc gia bằng tấm HCB đồng đội tại SEA Games 18 diễn ra ở Chiang Mai (Thái Lan).

Những tưởng chuyện bữa ăn với thực đơn nghèo nàn chỉ xảy ra khi kinh tế đất nước còn muôn vàn khó khăn. Nhưng mới đây, khi nghe câu chuyện, các đàn cháu ở đội tuyển bóng bàn trẻ VN kêu đói, tôi cảm thấy buồn… Dĩ nhiên, lòng tôi mong điều ấy không còn xảy ra nữa (còn tiếp). 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap