Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TƯ về chuyển đổi số,àNộicơbảntrởthànhthànhphốthôngminhhiệnđạivàlịch dương xây dựng TP.Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết nêu rõ quan điểm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng TP.Hà Nội thông minh là trách nhiệm, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và của toàn xã hội; coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, xây dựng thủ đô cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại |
Nguyễn Trường |
Thành ủy Hà Nội yêu cầu, việc triển khai công cuộc chuyển đổi số phải được thực hiện linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, theo tinh thần chỉ đạo tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ.
Điều này để phục vụ 5 nhóm tiện ích, gồm: phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025, thực hiện chuyển đổi số, phát triển thủ đô Hà Nội theo hướng thông minh, hiện đại; tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững; phấn đấu để Hà Nội thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Đến năm 2030, xây dựng thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của cơ quan nhà nước, phát triển các dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; khai thác dữ liệu như một tài nguyên mới để phát triển kinh tế - xã hội.
Đến năm 2025, về chính quyền số, sẽ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số hiện đại, an toàn đáp ứng các nhiệm vụ về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương tiện hiện đại.
Hình thành hệ sinh thái chính quyền số, lấy sự phục vụ người dân và doanh nghiệp là trung tâm thông qua các nền tảng số và dịch vụ dữ liệu mở; cho phép chính quyền, doanh nghiệp và người dân khai thác các nguồn tài nguyên dữ liệu mở để phát triển kinh tế - xã hội.
Về kinh tế số, phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 30%; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hằng năm tăng 7 - 7,5%.
Về xã hội số, phấn đấu 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh; 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân; phủ mạng internet băng rộng cáp quang tới 90% hộ gia đình; phấn đấu 70% người trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản, làm nền tảng sử dụng dịch vụ số…