Iphone 11 Pro

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ aim

【aim】Tiến sĩ giả từng có 4 năm là giảng viên cơ hữu của một trường ĐH

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên,ếnsĩgiảtừngcónămlàgiảngviêncơhữucủamộttrườngĐaim tiến sĩ Nguyễn Quốc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết ông Nguyễn Trường Hải, nhân vật đang gây xôn xao dư luận vì sử dụng bằng tiến sĩ giả đi dạy khắp nơi, từng dạy tại trường mình 6 năm (từ năm 2016 đến 2022).

"Năm 2016, ông Hải nộp hồ sơ vào trường. Thấy ông Hải trước đó từng làm việc tại doanh nghiệp ở các vị trí chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của trường, có kinh nghiệm thực tế và từng giảng dạy ở một số nơi, nên chúng tôi đã nhận ông Hải làm giảng viên thỉnh giảng. Đến năm 2018, ông Hải trở thành giảng viên cơ hữu do đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn", tiến sĩ Quốc Anh thông tin.

Tiến sĩ giả từng có 4 năm là giảng viên cơ hữu của một trường ĐH - Ảnh 1.

Bằng tiến sĩ của ông Hải được Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM xác nhận không có trong dữ liệu văn bằng của trường

TRƯỜNG CUNG CẤP

Thời điểm đó, ông Hải giảng dạy các môn gồm công cụ và môi trường phát triển phần mềm, quản lý dự án công nghệ thông tin, quản lý phần mềm.

Theo ông Quốc Anh, giảng dạy được 4 năm, đến năm 2022, ông Hải tự nộp đơn xin nghỉ việc. "Gần đây khi có thông tin ông Hải dùng bằng tiến sĩ giả, trường đã tiến hành rà soát thông tin đội ngũ giảng viên của trường, thì mới biết vị tiến sĩ giả này từng là giảng viên thỉnh giảng và cơ hữu của trường", tiến sĩ Quốc Anh cho hay.

'Tiến sĩ bằng giả' suýt thành trưởng khoa trường cao đẳng

Lý giải về việc tuyển dụng mà không xác minh bằng cấp của ứng viên, ông Quốc Anh cho biết do tất cả giấy tờ trong hồ sơ đều đã được công chứng. Hơn nữa, trường chỉ xác minh bằng cấp khi có dấu hiệu bất thường hoặc có đơn tố cáo.

"Tuy nhiên, trường sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tuyển dụng giảng viên sau này. Hiện nay việc tra cứu bằng cấp cũng đã đơn giản hơn, chỉ cần lên trang web của các đơn vị cấp bằng là có thể xác minh, nên trường sẽ thực hiện xác minh khi tuyển dụng", ông Quốc Anh chia sẻ.

Về vấn đề một giảng viên dùng bằng tiến sĩ giả để giảng dạy 6 năm thì liệu có ảnh hưởng tới chất lượng của sinh viên ở môn học đó hay không, tiến sĩ Quốc Anh cho biết: "Các môn học đều được giảng dạy theo giáo trình, tài liệu đã được chuẩn hóa. Các kỳ thi thì trường cũng có ngân hàng đề thi chứ không phải giảng viên tự ra đề. Việc thực hiện đồ án môn học cũng có một hội đồng đánh giá gồm từ 2 đến 3 thành viên cả trong và ngoài trường. Vì thế, chúng tôi cho rằng chất lượng của sinh viên vẫn không bị ảnh hưởng".

Mới đây, ông Nguyễn Trường Hải bị Trường CĐ Công thương Việt Nam phát hiện sử dụng bằng tiến sĩ giả ngành khoa học máy tính, ghi tên đơn vị cấp bằng là Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM. Tuy nhiên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM xác nhận tên và số hiệu văn bằng của ông Hải không có trong dữ liệu của trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, ông Phạm Đức Trọng, Trưởng phòng Truyền thông Trường CĐ Công thương Việt Nam, cho biết ông Hải chỉ mới đang thử việc ở vị trí trưởng khoa công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế, theo tìm hiểu của chúng tôi, trường này đã chính thức bổ nhiệm ông Hải cho vị trí này.

Trong thời gian gần đây, không chỉ Trường CĐ Công thương Việt Nam mà một số trường ĐH khác cũng từng bị ông Hải dùng bằng tiến sĩ giả "lừa" để trở thành giảng viên nhưng sau đó đều bị phát hiện.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap